Trong quá trình vài tháng tuyển dụng và xây dựng team Design cho Zalo vừa qua, tôi có dịp phỏng vấn khá nhiều designer từ junior đến senior, một điều mà tôi rút ra được sau quá trình này đó là: đa số các bạn chưa rõ mình đang thiếu kỹ năng gì, hoặc mình thật sự mạnh kỹ năng gì, hoặc mình nên phát triển và học kỹ năng gì.
- Các track hay cách gọi tên các track là định nghĩa của riêng tôi, bạn có thể thấy khác hoặc không đồng tình với cách gọi tên hoặc sắp xếp track này, bạn có thể tuỳ ý thay đổi cách gọi sao cho phù hợp, bảng này mang tính tham khảo và đưa ra 1 guiding framework để bạn có thể tự apply cho chính mình hoặc team của mình nhé.
- Nếu bạn cảm thấy bất cứ điểm nào chưa chính xác, hoặc không đúng, hoặc cần sửa lại, bạn có thể email cho tôi để thảo luận thêm (thaitruonglam@gmail.com)
- Cách định nghĩa bộ skills nào sẽ phù hợp cho type designer nào (Product designer, UX designer, Service designer, Interaction Designer) cũng do tôi định nghĩa theo hiểu biết của mình kết hợp tham khảo từ những leaders, các tài liệu trên mạng. Tôi mong muốn xây dựng một bộ skills không chỉ đúng với thị trường Việt Nam mà còn có thể fit vào Industry Standards của thế giới nữa. Vì vậy mong nhận được nhiều gạch đá từ các bạn để hoàn thiện hơn các định nghĩa này nhé.
Nội dung
Vì bài này rất dài nên tôi sẽ liệt kê các mục mà bài viết sẽ đi qua để các bạn nắm trước ý chính:
- Giải thích cách cấu trúc bộ kỹ năng
- Giải thích về Expertise – độ senior
- Giải thích về Radar Chart dùng để map skills
- Giải thích chi tiết từng bộ kỹ năng
- Cách đánh giá và map skills vào chart
Cách sử dụng
Tôi sẽ liệt kê và giải thích chi tiết các phần ra bên dưới, tuy vậy bạn có thể down bản pdf rút gọn tại đây:
1. Thị trường UX design ở Việt Nam
Có xu hướng chuyển sang làm Product Manager / Owner
Một xu hướng rất nhiều gần đây là các bạn apply UI UX design gì đấy nhưng xác định 2 năm sau sẽ làm Product Manager. Có thể các bạn chưa nhìn thấy được UX design có thể phát triển sâu rộng như thế nào, hoặc là có rất ít công ty tạo điều kiện để chúng ta thực sự thấy được hướng đi cho UX. Nhưng cũng có những bạn đang lạc lối, bạn đã theo UX, UI design được 1 thời gian, và bỗng nhiên bạn thấy mắc kẹt lại ở tại chỗ, không biết làm gì để phát triển tiếp.
Như vậy, liệu có hướng đi nào nếu chúng ta, UX designers không muốn làm Product Manager có thể tiếp tục phát triển vượt bậc trong ngành này không?
Thị trường Việt Nam thiếu Senior chuyên sâu, Nhưng nhiều designer mỗi thứ biết một ít.
Vừa rồi tôi có dịp đi sự kiện Savvy UX Summit ở Thái Lan, có dịp trao đổi với nhiều speakers, UX Leaders và tôi nhận ra rằng ở thị trường Việt Nam việc tuyển Senior UX Designer chuyên sâu là rất khó. Vấn đề chung thường thấy là các bạn thường có kiến thức trải dài từ Interaction Design, User Experience, Product Practice rồi đến User Research. Nhưng lại ít designer chịu đi sâu vào 1 mảng (thật ra thì dạo gần đây tôi thấy đang có nhiều designer đi khá sâu vào interaction design). Lý do có thể là vì lượng kiến thức trên mạng thì nhiều vô kể nhưng ko có các định hướng rõ ràng cho các bạn nắm được lượng kiến thức này phân chia như thế nào, và có lẽ do phải chạy theo thế giới nên việc luôn cập nhật các title như Product Design, Service Design làm chúng ta phải liên tục bỏ qua các kỹ năng nâng cao của 1 mảng để có thể cập nhật kịp các mảng mới.
Để có thể giải quyết các vấn đề trên, tôi đã cố gắng biên soạn một bảng tổng hợp kỹ năng và hướng phát triển, dựa trên kinh nghiệm của chính tôi trong ngành này ở Việt Nam, với sự tham khảo từ các bạn Leader trong khu vực (Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan) và các anh, chị, các mentor lâu năm tại Việt Nam, cũng như từ một số Hiring Manager ở các công ty lớn trong thị trường.
2. Các section – bộ kỹ năng
Để bắt đầu, tôi nhóm và định nghĩa tên gọi cho các bộ kỹ năng chính và quan trọng nhất của UX. Tôi đã tổng hợp được thành 5 bộ (section), mỗi bộ bao gồm 4 bộ kỹ năng nhỏ hơn nằm trên 1 con đường phát triển từ cơ bản đến nâng cao (có thể tạm gọi là track), trong mỗi 1 bộ kỹ năng nhỏ này, tôi sẽ cố gắng liệt kê và cô đọng ra 3 kỹ năng cần thiết nhất. 4 Sections đầu tiên được xem là hard skills, các kỹ năng chuyên biệt khi chúng ta nói về UX design. Section cuối cùng là Soft Skills, một bộ kỹ năng bổ trợ không thể thiếu.
3. Mức độ trưởng thành (Seniority)hoặc chuyên gia (Expertise)
Ở mỗi section sẽ chia thành 4 cột, tương ứng với độ trưởng thành (seniority) từ Junior đến Mid, Senior và Principal. Lưu ý, mỗi 1 level seniority tôi sẽ assign 1 bộ kỹ năng đi kèm, như vậy, để từ junior lên senior bạn phải trải qua bộ skillset của Mid level rồi học tiếp bộ skillset của senior. Sau đó hoặc bạn sẽ tiếp tục phát triển chuyên sâu hơn thành Principal, hoặc bổ sung các kỹ năng quản lý để trở thành Manager.
Section
Junior level
Mid level
Senior
Principal
Management
Radar Chart
Radar chart là 1 dạng bảng đồ cho thấy kỹ năng của bạn sẽ thiên hướng về một dạng designer nào, ở đây cụ thể ta có UI/UX designer, Product designer, Service designer, UX designer. Từ đây tôi sẽ map các bộ kỹ năng bên trên vào Radar Chart này
4. Giải thích và định nghĩa Chi tiết các track
4.1 Giải thích nền tảng UX Design
Hiện có nhiều định nghĩa và phân loại khác nhau, thường thấy nhất bây giờ ở Việt Nam các bạn hay nghe như sau: Product Design > UI UX Design > UX design
Còn tôi, tôi xin định nghĩa lại như sau:
UX Design > Service Design > Product Design > Interaction Design > UI Design
Về nguyên nhân cũng như diễn giải chi tiết vì sao lại có quyết định trên, tôi sẽ viết ở 1 bài khác, bài viết này chỉ tập trung vào bộ kỹ năng bên dưới. Định nghĩa ở trên sẽ là nền tảng để tôi phân chia kỹ năng như sau:
⚡️ Interaction Design
Interaction Design (IxD) là 1 track hầu như ko xuất hiện như 1 Job Title ở Việt Nam, thậm chí bị nhầm lẫn là UX design, cơ bản là vì ở VN không đâu dạy chuyên sâu về HCI (Human Computer Interaction). Tuy nhiên, cách đây vài năm, thậm chí là hiện tại, IxD vẫn là 1 job title ở một số nước phương Tây cho đến khi bị overwhelmed bởi Product Design.
Vậy có thể tóm gọn IxD khác với UXD như thế nào? UXD chịu trách nhiệm về mọi mặt liên quan đến người dùng khi sử dụng sản phẩm, hệ thống, dịch vụ thì IxD chủ yếu đảm nhận những phần liên quan đến những tương tác giữa người dùng và sản phẩm trên thiết bị (điện thoại, máy tính) – vì vậy mà ngành học chính có bao gồm HCI là như vậy. Từ đó, tôi liệt kê các skills cần thiết cho track này, từ junior đến principal như sau:
Junior
Interface Design
Design Hands-on
Visual Design
Brand awareness
Mid
Interaction Design
Prototyping
HCI
Micro-interaction
Senior
Interaction Design
Conceptual Thinking
Information Hierarchy
Design System
Principal
Design Ownership
Design Principles
Visual Language
Content & Communication
Experience Design
Tên Track này là do tôi tự define, vì vậy không có nghĩa là nó hoàn toàn đúng, nhưng với tôi track này sẽ tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm, và có thể mở rộng ra nhiều hướng đi, đây là track gần gũi cũng như là nền tảng nhất của UX design. Là 1 track mà hầu như các designer ở Việt Nam thường ko tự nghiên cứu đào sâu kỹ lưỡng cũng như bỏ qua rất nhiều skill quan trọng trong track này.
Junior
Usability Design
Usability Principles & Laws
Critical Thinking (Problem Framing)
Sketching & Wireframing
Mid
Information Design
User Journey
Organization Schemes & Structures
System Thinking
Senior (Specialist)
Experience Design
UX Writing
Behavioral & Pattern Design
Psychology in UX
Senior (Strategist)
Process & Culture
Communication & Presentation
DesignOps
Tech & Business Constrain Knowledge
Principal (Specialist)
UX Evaluation
UX Audit
Cost & Risk Management
Issues Prioritization
Principal (Strategist)
Strategist
Planning & Roadmap
UX Strategy in Organization
Design Culture
💼 Product & Business
Vài năm trở lại đây, việc UX designer hiểu về Product và Business đã dần trở nên là một yêu cầu không thể thiếu trong bất cứ job nào. Vì vậy, gọi đây là 1 career track thì ko chính xác nhưng sẽ là 1 bộ skills rất mạnh và đáp ứng nhu cầu thị trường không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả thế giới. Đây cũng chính là bộ skills mà các Designer cần bổ sung nhiều nhất để trở thành Product Designer
Junior
Business
Domain Knowledge
Business Model
Cultural sensitivity
Mid
Product in Market
Competitor Analysis
Market Landscape
JTBD
Senior
Data Driven
Metrics Measuring
Data Tracking & Analysis
Identify Opportunities
Principal
Product Practice
Inclusivity Thinking
P/M Fit
Features Prioritization
🧩 Research for Design
Chắc chắn một điều là các bạn ai cũng đều đã nghe tới hoặc thậm chí thực hiện nhiều session user research để phục vụ cho công việc design của mình, vì vậy đây là 1 track rất cần thiết và thú vị đối với UX designers. Lưu ý: các skills này ko phải là toàn bộ skills của Research, chỉ là 1 phần cần thiết hỗ trợ cho Designer.
Junior
Understand
Basic User Interview
User Profiling
Survey (Quantitative skills)
Mid
Discover
Qualitative User Interview
User Persona
Metrics, Assumptions
Senior
Validation
Contextual Inquiry
Usability Testing
Analysis and Interpretation
Principal
Research for Design
Research Methods
User Segmentation
ResearchOps
Soft Skills
Cuối cùng, là những kỹ năng mềm mà bất cứ công việc nào cũng cần, đây là những kỹ năng tôi nghĩ sẽ bổ trợ rất nhiều cho công việc UX.
Junior
Communication
Listening
Observation
Emapthy
Mid
Presentation
Workshop Facilitating
Keynote (Yes! Keynote)
Public Speaking
Senior
Leadership
Stakeholder Mngt
Pro-activeness
Mentorship & Leadership
Management
Management
Planning
Managing skills
Influencer
4.2 Phân loại Bảng Radar
Như vậy, để dễ đánh giá và phân loại designer, tôi dùng để Radar Chart. Tôi sẽ chia thành 2 level expertise: từ Junior đến Mid level và từ Senior trở lên đến Principal, Management tôi sẽ tính riêng sau. Radar chart là 1 dạng chart vòng tròn, bên trong vòng tròn ta sẽ chia thành 4 mảng chính (4 section bên trên): Interaction, Experience, Product & Business, Research. Mỗi mảng này lại chia ra làm 2 mảng nhỏ, dựa trên 2 bộ kỹ năng nhỏ theo Expertise level. Cụ thể như sau:
Junior - Mid level
Senior Specialist
Senior Strategist
5. Tự đánh giá
Như vậy, ta đã có cái nhìn tổng quát về bộ kỹ năng và track, sau đây là các bước để có thể đánh giá và xác định được những skills mình có cũng như type của mình.
Bước 1
Đánh chọn các skills bạn nghĩ bạn đã có.
Bước 2
Theo thang điểm từ 1 - 5, hãy tự đánh giá mỗi skills đang có bạn được bao nhiêu điểm
Bước 3
Dựa theo chart tôi đã cung cấp, từ tâm vòng tròn, nếu bạn không có skill nào thì để trống, skill nào bạn có thì theo số điểm tương ứng, 1 là trong cùng và 5 là vòng cung to nhất ngoài cùng.
Bước 4
Bây giờ, nối các điểm của các skills của bạn lại và so sánh shape của chart của bạn thiên về shape của type nào nhất trong các Reference mà tôi đã define sẵn.
Sau khi đã tự chấm điểm kỹ năng của mình, hãy so sánh với bảng phân loại designer bên dưới đây để xem mình đang thiên về hướng nào, và nếu bạn có ý định phát triển mạnh về hướng khác thì bạn đã có thể biết được mình cần học thêm kỹ năng gì rồi đấy:
Một lần nữa tôi muốn nhắc lại, tất cả phân loại design trên là dựa trên hiểu biết, tìm hiểu, học hỏi từ nhiều nguồn, nếu bạn cảm thấy không đúng hãy gửi mail để trao đổi thêm với tôi, rất vui khi nhận được sự quan tâm của các bạn
Tool Để tính:
Cám ơn bạn Linh Nguyễn đã build 1 tool cực hay giúp process trở nên đơn giản hơn rất nhiều, các bạn vào link này, make a copy là có thể sử dụng cho riêng mình nhé:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1W1uYteD5KrMn82zT06CXsQ6fMhTUlDb3z3TcwoSyMcA/edit?usp=sharing
Lời kết
Sau cùng, hãy cho tôi biết với bảng kỹ năng này, bạn thuộc vào type nào, có giống với title hiện tại của bạn? Có phải là type mà bạn nghĩ? Có thật sự giúp ích cho bạn?
Trong các bộ skills trên, skill nào bạn chưa hiểu, có thể gửi mail lại và hỏi, tôi sẽ cố gắng trả lời bạn khi có thời gian.
Lời cảm ơn
Cảm ơn đến các ace đồng nghiệp đã hỗ trợ, góp ý, ủng hộ, thúc đẩy tôi đưa ra bảng skillset này:
🙏 Ngọc Hiếu, Mos Dang, Jack Hung Tr., Nang Nguyen, Paul, Team UX SEA Leaders